Blog

Trang trại của chúng tôi
Nông trại tại Buôn Hồ

[2] BUÔN HỒ – Vùng Trồng Cà Phê Robusta Chất Lượng Tốt Tỉnh ĐăkLăk

Cà phê Robusta thuộc loại quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Ở nước ta, Robusta được mệnh danh là linh hồn của Việt Nam.
 
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô), có tên khoa học là Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta . Năm 2012, Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 trên thế giới, là năm thứ 5 liên tục vượt mốc diện tích 500.000 ha, lượng xuất khẩu ước tính đạt 1,6 triệu tấn với kim ngạch đạt 3,4 tỉ USD. Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng trở thành quốc gia số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta. Những quốc gia nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lớn nhất có thể kể đến Đức (tỷ trọng 12,3% thị phần), Mỹ (12,2%)
Tại Việt Nam, cà phê Robusta được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk. Ngày nay thì loại cà phê này còn được trồng rộng rãi ở Bình Dương, Bình Phước và Long Khánh. Trong đó, cà phê Robusta ngon nhất của vùng đất Tây Nguyên phải kể đến Robusta trồng ở tỉnh Đắk Lắk, tiếp đến là cà phê ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Nông có cà phê ngon được trồng ở Đắk Mil, cà phê Robusta ngon Đắk Hà thuộc tỉnh Kon Tum, cà phê Chư Sê của tỉnh Gia Lai. 


Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi. Cây cà phê trưởng thành có chiều cao có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, cao hơn trong hạt Arabica.
Đối với Robusta, khi cây cà phê 3-4 tuổi là có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê Robusta ưa sống ở vùng nhiệt đới. Cây thích hợp trồng ở độ cao dưới 1000 m. Robusta sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê Arabica.

 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê là hạt giống, độ cao, vị trí trồng, chất lượng đất, điều kiện khí hậu, phân bón, sự chăm sóc, cách thu hoạch và phương pháp chế biến. Tất cả những yếu tố trên đều có những tác động rất quan trọng đến chất lượng cà phê.

 
Trải qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. Cà phê được phơi và sấy trực tiếp, chứ không lên men nên vị đắng chiếm ưu thế.

Nông trại tại Buôn Hồ
Nông trại tại Buôn Hồ

So với cà phê Arabica, cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn. Tuy nhiên, hương vị lại không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giống cà phê Robusta thuộc loại khỏe và cứng cáp, chúng có thể trồng được ở những độ cao thấp, có sức đề kháng cao đối với dịch bệnh. Do những đặc tính trên mà cà phê Robusta có sản lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.


Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê Robusta xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao).
Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê Arabica, cchỉ khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa).


Khuyết điểm hiện nay của chúng ta còn mắc phải đó là kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, thu hoạch hạt cà phê không đồng bộ nên lẫn cả trái chín và trái xanh, một số những nơi vùng sâu vùng xa an ninh chưa thực sự hoàn toàn đảm bảo, phơi phóng còn bị lẫn các tạp chất, bảo quản không tránh được độ ẩm – nên giá cả trên thị trường thế giới chưa được như mong muốn. Do đó, nếu có sự đồng thuận của nhà nước trong việc thúc đẩy các chính sách phát triển cây cà phê, cùng với sự chung tay của các thương hiệu cà phê lớn của Việt Nam như Trung Nguyên và các thương hiệu khác đóng góp cho sự phát triển ngành cà phê nước nhà, thì giá trị cà phê Việt Nam sẽ cao gấp 10 lần của hiện tại trong khoảng 10 – 15 năm tới.